Quán cơm tấm ở TP.HCM bán chỉ 1 tiếng của 3 anh em ruột: 'Sống thì nên biết đủ'
Người dân đất mũi Cà Mau giữ hình thức dỡ chà bắt cá để lưu lại nét đặc trưng của vùng đất, trở thành hoạt động trải nghiệm thú vị phục vụ du khách phương xa. Tết cũng là dịp người dân nơi đây tranh thủ dỡ chà bắt cá để dành ăn tết.Barcelona đạt thỏa thuận mua Raphinha từ Leeds, bán Frenkie de Jong cho M.U?
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
Tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đoàn tàu không số
Theo thông tin từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) - đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện, thời gian thi công đường hoa Nguyễn Huệ sẽ diễn ra từ 7 giờ 9.1.2025 đến 12 giờ 27.1.2025.Kể từ lần thực hiện đầu tiên vào năm 2004, đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025 đã bước sang tuổi 22. Với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa", đường hoa năm nay được phân thành 3 phân đoạn "Kết đoàn", "Chuyển mình" và "Phát triển", thể hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc Việt Nam.Đại diện đơn vị tổ chức cho biết trong số 12 con giáp, rắn là loài bò sát có máu lạnh và là một loài "đa tính cách" tồn tại đan xen. Nhắc đến rắn, ta thường cảm thấy có chút không an toàn, nhưng ở khía cạnh khác, rắn lại mang đặc tính linh hoạt, giỏi ứng biến hoặc như ngành y sử dụng biểu tượng hình ảnh một con rắn quấn mình quanh một cây gậy và đằng sau biểu tượng này là một truyền thuyết đặc biệt. Vượt qua những thử thách này, đơn vị thiết kế đã chăm chút, sáng tạo nên hình tượng linh vật của năm Ất Tỵ thành một tác phẩm nghệ thuật, nhẹ nhàng, uyển chuyển.Bên cạnh những linh vật ấn tượng, thiết kế đại cảnh có diện tích lớn, chiếm gần như toàn bộ chiều ngang đường hoa thường được sử dụng những năm gần đây đã mang lại hiệu quả tích cực, được khách tham quan yêu thích. Đại cảnh quy mô lớn giúp khách tham quan cảm nhận rõ hơn nghệ thuật chế tác, nghệ thuật tạo hình ở bên ngoài và bên trong đại cảnh.Với sự đa dạng về thiết kế, hình ảnh và nét đặc trưng văn hóa cổ truyền dịp năm mới của mỗi quốc gia được phô diễn đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho khách tham quan Đường hoa năm nay nhiều khám phá thú vị, góc "check-in" lưu giữ hình ảnh đặc trưng, chỉ có tại đường hoa Nguyễn Huệ 2025.
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
Đứng chung một khung hình, cha con gymer trông như hai anh em
Sáng 11.3, Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp tổ chức hội thảo "Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm" tại TT.Ba Tơ (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, lãnh đạo các cấp... Đây là một trong các hoạt động kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945 - 11.3.2025).Các tham luận tại hội thảo đã phân tích nhiều khía cạnh về nghệ thuật quân sự, thế trận lòng dân và lòng dũng cảm, chớp thời cơ từ bối cảnh lịch sử làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội của Đội du kích Ba Tơ và nhân dân.Theo thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, cuối năm 1941, khu căng "an trí" Ba Tơ có hơn 50 tù chính trị. Đầu năm 1942, Chi bộ căng "an trí" Ba Tơ ra đời và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vang dội đã thắng lợi. Đội du kích Ba Tơ khẳng định giá trị cốt lõi của cách mạng Việt Nam, đó là gắn bó mật thiết giữa Đảng, quân đội và nhân dân.Theo tham luận của thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng), những người tù chính trị tại căng "an trí" Ba Tơ tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhưng đã nhạy bén nắm bắt thời cơ, bối cảnh lịch sử để khởi nghĩa thành công. Đêm 9.3.1945, hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra các quyết định quan trọng, cấp bách. Chính việc nắm bắt thời cơ cùng sự quyết đoán đã đưa cuộc khởi nghĩa thành công, không đổ máu đội ngũ cách mạng và nhân dân vào chiều 11.3.1945. Khởi nghĩa Ba Tơ là khởi nghĩa đầu tiên giành thắng lợi khu vực Nam Trung bộ. Ngày 12.3.1945, Đội du kích Ba Tơ được thành lập, nòng cốt có 28 người, cũng trở thành đội du kích đầu tiên của Nam Trung bộ.Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết sự ra đời của du kích Ba Tơ, tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng ở Nam Trung bộ, là tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.Nhắc lại đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân nói về Đội du kích Ba Tơ: Đó là những người với phẩm chất chính trị cao, tài năng tổ chức và hành động giỏi… đã chỉ huy tác chiến ở hầu hết các mặt trận miền Nam Trung bộ từ những ngày cách mạng tháng Tám đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Tham luận của thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định vai trò to lớn của đồng bào Hrê ở Ba Tơ, dù khó khăn gian khổ vẫn đứng về phía cách mạng, làm nên thành công cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ. Theo thiếu tướng Hải, vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng đã thúc đẩy ý thức đoàn kết dân tộc, đó là một yếu tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Các tham luận khác cũng đánh giá đóng góp của nhân dân trong cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ rất to lớn: Đó là đóng góp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để nuôi dưỡng Đội du kích Ba Tơ, tham gia chế tạo vũ khí thô sơ, gia nhập lực lượng du kích… Sự tham gia đó là nhân tố quyết định tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa. Đó là "thế trận lòng dân" trong Khởi nghĩa Ba Tơ, khẳng định sức mạnh của cách mạng nằm ở nhân dân.